Giới thiệu chung

GIỚI THIỆU

Khoa Sinh học thuộc Trường Đại Học Khoa Học – Viện Đại Hoc Đà Lạt  chiêu sinh khóa đầu tiên vào năm học 1959-1960. Sau ngày đất nước thống nhất vào năm 1976, Trường Đại Học Đà Lạt được tái lập trên cơ sở của Viện Đại Học Đà Lạt, Khoa Sinh học là một trong ba Khoa được hình thành  đầu tiên và tuyển sinh khóa 1 vào năm học 1977-1978.

Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, khoa Sinh học đã góp phần đào tạo hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ góp phần vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện tại, có hơn 280 sinh viên và 28 học viên cao học đang học tập và nghiên cứu tại khoa.

TẦM NHÌN

Một cộng đồng kiến thức, cùng sáng tạo tương lai

SỨ MỆNH

Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ liên quan đến Sinh học nói riêng và Khoa học sự sống nói chung. Phát triển những con người dám nghĩ dám làm để kiến tạo tương lai bằng cách kế thừa truyền thống học thuật của Khoa; tạo ra những giá trị mới đáp ứng những thay đổi then chốt hiện nay; đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng thông qua việc ứng dụng kết quả của các nghiên cứu sáng tạo tích lũy được vào thực tiễn đời sống.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Sáng tạo: để thích ứng với các nhu cầu của xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp giảng dạy và hội nhập quốc tế.

Trung thực: chú trọng công tác đảm bảo chất lượng dạy và học, đáp ứng các chuẩn đầu ra nhà trường đã quy định.

Trách nhiệm: xây dựng một môi trường đào tạo đáp ứng các nguyện vọng của sinh viên và nâng cao chất lượng.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Hiện nay, Khoa gồm 9 nhân sự trực thuộc, trong đó có 01 Phó giáo sư, 09 Tiến sĩ (80% giảng viên tốt nghiệp từ các đại học ở các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), 04 Thạc sĩ, 03 nghiên cứ sinh; 02 Cử nhân. Bên cạnh đó còn có 03 tiến sĩ và 02 Thạc sĩ giảng dạy các chuyên môn tại khoa nhưng kiêm nhiệm các chức danh khác tại trường và đội ngũ các giảng viên thỉnh giảng là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ.

ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo cử nhân Sinh học và Công nghệ sinh học được xây dựng theo chuẩn đầu ra CDIO nhằm đào tạo người học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu; có khả năng sáng tạo, tư duy phản biện để giải quyết các vấn đề trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, Khoa Sinh học – Trường Đại học Đà Lạt đào tạo các trình độ sau:

Trình độ Đại học gồm các chuyên ngành:

  • Công nghệ sinh học gồm: Công nghệ sinh học thực vật, Công nghệ vi sinh và thực phẩm, Công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
  • Sinh học chất lượng cao.
  • Sư phạm Sinh học.

Trình độ Sau đại học:

  • Thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái tài nguyên và Sinh học thực nghiệm
  • Tiến sĩ chuyên ngành Sinh thái học.
  • Tiến sĩ Sinh thái học

Chiến lược đào tạo: Gắn liền với định hướng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc hợp tác với các Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp,…  Sau khi ra trường có nền tảng kiến thức vững vàng, kỹ năng thành thạo,…đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng.

Chính sách đào tạo

Tìm các nguồn tài trợ từ doanh nghiệp để hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học và tạo ra sản phẩm của sinh viên, thực tập nghề nghiệp, làm việc bán thời gian tại các doanh nghiệp liên quan sinh học nông nghiệp công nghệ cao: tài nguyên thực vật, nấm, rau hoa, vi sinh nông nghiệp, vi sinh trong chăn nuôi và thủy sản…

Hỗ tìm việc làm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Khoa Sinh học – Đại học Đà Lạt có 4 tổ hợp phòng thí nghiệm:

  • Phòng thí nghiệm Đại cương.
  • Phòng thí nghiệm Công nghệ Vi sinh (Phòng TN Vi sinh vật học, Phòng TN Công nghệ vi sinh vật, phòng TN Công nghệ nấm).
  • Phòng thí nghiệm Sinh thái Tài nguyên (Phòng TN Động vật, Phòng TN Tài nguyên Thực vật, Phòng TN Nấm học, Phòng TN Côn trùng).
  • Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học (Phòng TN Hóa sinh, Phòng TN nuôi cấy mô tế bào thực vật, phòng TN chọn giống cây trồng).
  • Bảo tàng Thực vật học.
  • Bảo tàng Côn trùng học.
  • 02 nhà kính nhà lưới hiện đại.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và phương pháp giảng dạy, chuyển dịch dần theo hướng “học thông qua công việc”, đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng với đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng cho nhu cầu xã hội, các nhà tuyển dụng và các bên liên quan.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xuất bản khoa học, qua đó góp phần gắn kết đào tạo với thực tiễn sản xuất và đời sống, nâng cao uy tín của Khoa và nhà trường.